QUY TẮC SỬ DỤNG KÍCH THỦY LỰC, CON ĐỘI THỦY LỰC

QUY TẮC SỬ DỤNG KÍCH THỦY LỰC, CON ĐỘI THỦY LỰC AN TOÀN, TUỔI THỌ BỀN VỮNG

Kích thủy lực, con đội thủy lực là thiết bị dùng để nâng các vật có tải trọng nặng. Tùy vào loại hình của kích là vít hay xi lanh thủy lực mà cơ chế lực khác nhau được áp dụng.

Đây là một thiết bị được tạo ra do ứng dụng các quy luật của vật lý cơ học. Nó có tác dụng giúp con người có thể dễ dàng nâng các vật nặng có khối lượng lớn lên đến hàng ngàn tấn. Bài viết sau xin chia sẽ với các bạn về các quy tắc sử dụng để đảm bảo cho kích thủy lực, con đội thủy lực được an toàn và kéo dài tuổi thọ.
 
1.Chọn kích có tải trọng cho phép lớn hơn tải trọng cần nâng:
- Phải biết chính xác trọng lượng hàng nâng và lựa chọn kích có tải trong cho phép lớn hơn ít nhất 20% so với tải trọng cần nâng.
- Việc  lựa chọn đúng tải trọng giúp việc nâng hạ kích dễ dàng, tránh tình trạng quá tải cho kích.
2. Kiểm tra các thành phần của kích thủy lực:
- Kiểm tra chi tiết từng thành phần của kích để đảm bảo mọi thứ  luôn tốt, không bị hư hỏng, nứt mòn, rò rỉ dầu,…
- Việc kiểm tra sẽ giúp phát hiện sớm sự cố của kích trước khi sử dụng, từ đó tránh được tình trạng: tụt kích, tải trọng hàng nâng lớn, vỡ vỏ, hết dầu....
3. Đọc hướng dẫn sử dụng, lắp đặt đúng các bộ phận:
- Đọc tất cả các nhãn cảnh báo và hướng dẫn vận hành, hiểu kỹ các bộ phận trước khi lắp ráp, sử dụng. 
- Không được tẩy xóa hoặc bóc bỏ các nhãn hiệu cảnh báo an toàn. Thay thế các nhãn hiệu cảnh báo bị mờ, mòn, và khó quan sát, bổ xung ngay các cảnh báo bị mất. Luôn sử dụng đồ bảo hộ khi sử dụng kích thủy lực.
4. Đặt kích trên mặt phẳng vững chắc và đảm bảo kích không bị trượt, lún:
- Dù sử dụng kích riêng lẻ hay trong một hệ thông đều phải đảm bảo kích được đặt trên mặt phẳng đủ để chịu được tải trọng hàng nâng. Không bị kê tì trên vật cứng, vật dễ tạo trơn trượt. Không đặt trên mặt phẳng có nguy cơ bị trượt tải.

5. Chỉ bổ sung dầu khi xi lanh đã dừng hoạt động:
- Bổ sung dầu thủy lực với mức vừa đủ theo cảnh báo của nhà sản xuất, không đổ dầu khi đang có tải trọng hoặc xi lanh đang làm việc. Trước khi đổ dầu bổ xung phải đưa xi lanh về trạng thái ban đầu, lượng dầu bổ xung sẽ là lớn nhất có thể.
6. Biết cách sử dụng tay đòn khi sử dụng kích thủy lực:
Không dùng tay đòn có ống lớn hơn nhiều so với thay đòn đi kèm với kích dễ sinh ra trượt và nguy hiểm cho người sử dụng, gây tai nạn. Đặc biệt không dùng  2 tay để tác dụng lực lên tay đòn.
7. Đặt đúng tâm tải trọng, dàn đều trên bề mặt chịu lực của kích:
- Các tải phải được đặt đúng trọng tâm, tránh trường hợp bị trượt tải gây nguy hiểm cho thiết bị và người vận hành. Hoặc phải dàn đều trên bề mặt của nhiều kích.
8. Phân phối tải trọng đồng đều khi sử dụng nhiều kích:
- Khi sử dụng nhiều kích, phải xác định được vị trí và số điểm nâng để phân bố sao cho đồng đều.Điều này được gọi là cân bằng tải.
- Kích thước, tải trọng và trọng tâm hình học phải được xem xét để xác định một cách chính xác cân bằng tải.
9.Vừa kích vừa kê:
- Kê hàng nâng bằng những tẩm mỏng cứng, vừa kích vừa kê, không được để kích làm việc quá cao không an toàn cho hàng nâng cũng như đảm bảo an toàn cho kích và người vận hành. Khoảng cách giữa tấm kê và bề mặt kích luôn luôn cố định và chắc chắn đảm bảo không để tay của bạn hoặc một bộ phận nào trên cơ thể vào vị trí gữa tấm kê và hàng nâng, nguy hiểm luôn cận kề.
10. Không sử dụng Kích như một tấm kê vĩnh viễn:
- Kích thủy lực dùng để nâng cao hoặc hạ thấp, trong trường hợp bạn cần chiều cao an toàn để làm việc bên dưới hàng nâng, phải kê chắc hàng nâng trước khi làm việc. Tuyệt đối không được sử dụng kích nâng chiều cao và làm việc bên dưới hàng nâng.
11.Kết nối thủy lực:
- Khi thực hiện kết nối bằng các cút nối nhanh thì đảm bảo các khớp nối phải được tham gia đầy đủ, ren phải vặn chặt đủ lực ví dụ như đồng hồ đo, phụ kiện .... Không sử dụng lực quá mức để siết chặt, có thể làm hỏng ren hoặc làm sai lệch các thiết bị có trên kích.
12. Tránh nóng hoặc xỉ hàn hồ quang:
- Xỉ hàn hồ quang có thể làm hỏng bề mặt của pistion hoặc làm thủng xi lanh, làm vỡ ống dẫn dầu hoặc nguy hiểm phá hủy bất kỳ do nhiệt sinh ra khi tiếp xúc trực tiếp với dầu thủy lực, gây cháy.
13. Không mang vác kích thủy lực bằng các ống mềm dẫn dầu thủy lực:
- Kéo hệ thống kích thủy lực bằng các đường ống nối mềm có thể gây hỏng hệ thống kết nối giữa bơm và kích, cong xoắn có thể bị vỡ làm cho kích không làm việc hoặc gây mất an toàn khi vận hành.
14. Kết nối thủy lực:
Không được để ngắt kết nối giữa ống thủy lực với kích. Thường xuyên tháo mở các đầu nối, vít nối trên kích và bơm, sử dụng đồng hồ áp kế để đảm bảo việc giải phóng (hồi bơm) khi hết phiên sử dụng.
15. Không mang hoặc kéo bơm thủy lực bằng ống dẫn:
- Luôn giữ ống dẫn dầu trong trạng thái tự do, không để các vật nặng, vật nhọn rơi đè lên ống gây vỡ, sứt sẽ mất an toàn trong quá trình vận hành. Đặt ông ở trạng thái phẳng và có độ cong vật lý hợp lý.
- Sưu tầm-

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TIÊU CHUẨN VỀ ĐỘ NHẴN BÓNG Ra, Rz VÀ CẤP CHÍNH XÁC

CÁC GÓC CÔN TIÊU CHUẨN

BẢNG TRA KÍCH THƯỚC PHE GÀI